Hoạt động đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt NamĐẦU TƯ, KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI CỦA TỔ CHỨC - CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
-------
I. Đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
1. Hình thức và lĩnh vực đầu tư:
2. Thời hạn hoạt động của dự án:
3. Thuế và các vấn đề về tài chính:
4. Thủ tục và quy trình đầu tư:
5. Giới thiệu các văn bản pháp lý chủ yếu có liên quan:
II. Góp vốn hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam:
1. Hình thức và lĩnh vực đầu tư:
2. Thời hạn hoạt động của dự án:
3. Thuế và các vấn đề về tài chính:
4. Thủ tục và quy trình đầu tư:
5. Giới thiệu các văn bản pháp lý chủ yếu có liên quan:
III. Hoạt động với tư cách là nhà thầu hoặc thầu phụ cho các tổ chức cá nhân trong nước:
1. Hình thức và lĩnh vực kinh doanh:
2. Thời hạn kinh doanh:
3. Thuế và các vấn đề về tài chính:
4. Thủ tục và quy trình đăng ký kinh doanh:
5. Giới thiệu các văn bản pháp lý chủ yếu có liên quan:
IV. Văn phòng đại diện - Chi nhánh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam:
1. Hình thức và lĩnh vực hoạt động của VPĐD – Chi nhánh:
2. Thời hạn hoạt động:
3. Thuế và các vấn đề về tài chính:
4. Thủ tục và quy trình đăng ký hoạt động:
5. Giới thiệu các văn bản pháp lý chủ yếu có liên quan:
ĐẦU TƯ, KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI
CỦA TỔ CHỨC - CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
-------
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hiện các tổ chức cá nhân nước ngoài muốn đầu tư hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh, thương mại tại Việt Nam, căn cứ vào điều kiện và nhu cầu thực tế, có thể lựa chọn một trong 04 hình thức sau đây:
I. Đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
II. Góp vốn hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam;
III. Hoạt động với tư cách là nhà thầu hoặc thầu phụ cho các tổ chức cá nhân trong nước; hoặc
IV. Hoạt động với tư cách là Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
I. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1. Hình thức và lĩnh vực đầu tư:
1.1 Hình thức đầu tư: Nhà đầu tư có thể chọn lựa đầu tư theo một trong ba hình thức đầu tư sau:
(i) Hợp tác cùng với đối tác Việt Nam trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh ("BCC") để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam;
(ii) Hợp tác cùng với đối tác Việt Nam thành lập doanh nghiệp liên doanh ("JVC") để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam;
(iii) Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ("FOC") để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Ngoài ra, hiện nhà nước Việt Nam cũng đang thí điểm cho phép một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (JVC hoặc FOC) được chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam.
1.2 Lĩnh vực đầu tư: Nhà đầu tư được phép đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực thuộc nền kinh tế của Việt Nam. Riêng đối với một số ngành nghề và lĩnh vực nhất định, Nhà đầu tư chỉ được đầu tư với một số điều kiện nhất định. Cụ thể:
(i) Các lĩnh vực chỉ được phép đầu tư theo hình thức BCC: viễn thông; chuyển phát thư trong và ngoài nước; báo chí, phát thanh và truyền hình;
(ii) Các lĩnh vực chỉ được phép đầu tư theo hình thức BCC hoặc JVC: khai thác, chế biến dầu khí, khoáng sản quý hiếm; vận tải hàng không, đường sắt, đường biển, vận tải công cộng; xây dựng cảng - ga (trừ các dự án BOT, BTO, BT), dịch vụ hàng hải - hàng không; văn hóa; trồng rừng; du lịch lữ hành; tư vấn (trừ tư vấn kỹ thuật);
(iii) Các lĩnh vực chỉ được phép đầu tư khi đảm bảo được một tỷ lệ nhất định sản phẩm của dự án xuất khẩu: (Theo danh mục do Bộ kế hoạch và đầu tư công bố trong từng thời kỳ);
(iv) Các lĩnh vực chỉ được phép đầu tư khi đảm bảo dự án gắn liền với việc đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu: sữa; dầu thực vật; đường mía; sản phẩm gỗ;
(v) Đầu tư vào lĩnh vực nhập khẩu; phân phối trong nước; đánh bắt - khai thác hải sản xa bờ phải tuân theo giấy phép riêng của Thủ tướng Chính phủ.
1.3 Giới hạn vốn đầu tư: Mức vốn góp tối thiểu trong các dự án BCC hoặc JVC của Nhà đầu tư không được thấp hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án. Đối với một số dự án đặc biệt, Chính phủ Việt Nam quy định cụ thể mức vốn tối đa hoặc một lịch trình góp vốn cụ thể Nhà đầu tư phải tuân theo khi đầu tư vào các dự án này.
Trở về
2. Thời hạn hoạt động của dự án:
Thời hạn hoạt động của một dự án đầu tư nước ngoài sẽ được ghi trong Giấy phép đầu tư cấp cho dự án, thông thường thời hạn này không quá 50 năm.
Trở về
3. Thuế và các vấn đề về tài chính:
3.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp ("CIT"): Bắt đầu từ ngày 01/01/2004, các dự án đầu tư nước ngoài mới được áp dụng một mức thuế suất CIT chung là 28%. Tuy nhiên, trong một số trường hợp căn cứ vào các điều kiện của dự án (lĩnh vực hoạt động, địa điểm thực hiện dự án, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm của dự án), các dự án đầu tư nước ngoài có thể được áp dụng các mức thuế suất CIT ưu đãi là 10%, 15% hoặc 20% trong một số năm nhất định.
Ngoài ra, cũng tùy thuộc vào các điều kiện của dự án, các dự án đầu tư nước ngoài có thể được miễn, giảm CIT từ 2 đến 8 năm kể từ khi dự án bất đầu phát sinh lợi nhuận.
3.2 Thuế Giá trị gia tăng ("VAT"): Áp dụng Biểu VAT chung của Việt Nam.
3.3 Thuế xuất - nhập khẩu: Áp dụng Biểu thuế xuất nhập khẩu chung của Việt Nam. Ngoài ra, các dự án đầu tư nước ngoài được miễn Thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án, nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
3.4 Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Bắt đầu từ 01/01/2004, nhà nước Việt Nam chính thức loại bỏ Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ra khỏi hệ thống thuế áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trở về
4. Thủ tục và quy trình đầu tư:
4.1 Hình thức chấp thuận đầu tư: Các dự án đầu tư nước ngoài được chấp thuận đầu tư tại Việt Nam dưới hình thức Giấy phép đầu tư ("Giấy phép") cấp cho dự án. Căn cứ vào một số điều kiện của dự án (lĩnh vực đầu tư, địa điểm thực hiện dự án, quy mô dự án, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm của dự án), việc cấp Giấy phép được thực hiện theo một trong hai hình thức sau đây:
(i) Đăng ký cấp Giấy phép; hoặc
(ii) Thẩm định cấp Giấy phép.
4.2 Thẩm quyền cấp Giấy phép: Tương tự hình thức chấp thuận đầu tư, căn cứ vào một số điều kiện của dự án, việc cấp Giấy phép có thể thuộc quyền quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ("MPI"), Uy ban Nhân Dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc Ban Quản Lý các khu công nghiệp và chế xuất tại địa phương.
4.3 Quy trình đầu tư: Để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhà đầu tư cần tiến hành một số bước cơ bản sau đây:
(i) Khảo sát thị trường và tìm kiếm đối tác (đối với các dự án BCC hoặc thành lập JVC);
(ii) Tìm hoặc xin được giới thiệu địa điểm thực hiện dự án;
(iii) Xin chấp thuận về nguyên tắc về dự án và địa điểm thực hiện dự án;
(iv) Lập hồ sơ xin cấp Giấy phép cho dự án;
(v) Trình nộp hồ sơ cho các cơ quan hữu quan của Việt Nam, theo dõi và nhận Giấy phép;
(ivi) Tiến hành các thủ tục sau giấy phép như: đăng ký dấu, đăng ký mã số thuế, đăng ký lao động, đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mở tài khoản.
Trong trường hợp Nhà đầu tư đầu tư vào một số lĩnh vực đặc biệt (ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, luật...) hình thức và thẩm quyền chấp thuận đầu tư và quy trình đầu tư sẽ tuân theo các quy định riêng của các cơ quan quản lý chuyên ngành (Ngân hàng nhà nước, Bộ tư pháp...).
Trở về
5. Giới thiệu các văn bản pháp lý chủ yếu có liên quan:
(i) Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, được sửa đổi bổ sung năm 2000;
(ii) Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao;
(iii) Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
(iv) Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP;
(v) Thông tư số 12/2000/TT-BKH ngày 15/9/2000 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
(vi) Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.
II. GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1. Hình thức và lĩnh vực đầu tư:
1.1 Hình thức đầu tư: Nhà đầu tư có thể chọn lựa hình thức góp vốn hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam mới thành lập hoặc đang hoạt động.
1.2 Lĩnh vực đầu tư: Nhà đầu tư được phép góp vốn hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hoặc ngành nghề do Thủ Tướng Chính phủ hoặc cơ quan được Thủ Tướng Chính phủ ủy quyền công bố vào từng thời điểm.
Đối với các công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Nhà đầu tư có thể quyết định mua cổ phần của các công ty này mà không phụ thuộc vào lĩnh vực hay ngành nghề được phép như nêu ở trên.
1.3 Giới hạn vốn đầu tư: Tổng vốn Nhà đầu tư được góp và/ hoặc mua tối đa trong một doanh nghiệp Việt Nam là 30% vốn đăng ký của doanh nghiệp đó.
Trở về
2. Thời hạn hoạt động của dự án:
Phụ thuộc vào thời hạn hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam nhận góp vốn hoặc mua cổ phần.