Tiếng Việt | English
Trang chủ | Dịch vụ chính | Cập nhật pháp lý | Tư vấn trực tuyến | Khách hàng | Liên hệ
   Trang chủ
   Dich vụ chính
   Cập nhật pháp lý
   Tư vấn trực tuyến
   Khách hàng
   Liên hệ
   更 新 法 理
 
 

Tư vấn bất động sản | Môi giới thương mại và đầu tư | Tư vấn ngoại thương, hải quan và xuất nhập khẩu | Tư vấn quyền sở hữu trí tuệ | Tư vấn hợp đồng | Luật sư doanh nghiệp và cá nhân | Tư vấn lao động và tuyển dụng | Tư vấn đầu tư và doanh nghiệp | Điều tra, nghiên cứu thị trường | Tư vấn thuế, tài chính, kế toán và kiểm toán
 
Đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam
Một số vấn đề về đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam
ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
--------
 
Luật sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, theo đó một số quy định về thủ tục đăng ký quyền tác giả có thay đổi so với trước.
 
Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả. Lý do: Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
 
Do đó, nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là yêu cầu bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Nhưng nếu các chủ thể quyền thực hiện việc đăng ký các quyền của mình tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
 
1.     Đối tượng:
 
Đối tượng đăng ký quyền tác giả là các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
 
Các chủ thể của quyền tác giả là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền nộp đơn đăng ký các quyền của mình đối với các loại hình tác phẩm (là khách thể của quyền) bao gồm:
-          Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoạc ký tự khác;
-          Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
-          Tác phẩm báo chí;
-          Tác phẩm âm nhạc;
-          Tác phẩm sân khấu;
-          Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;
-          Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
-          Tác phẩm nhiếp ảnh;
-          Tác phẩm kiến trúc;
-          Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
-          Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
-          Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
 
Tác phẩm đăng ký phải là tác phẩm được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan. Không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
 
2.        Đơn đăng ký quyền tác giả nộp tại cơ quan có thẩm quyền gồm:
 
(1)       Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
           Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin theo mẫu quy định.
(2)       02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả.
           Những tác phẩm có đặc thù riêng như; tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn liền với công trình kiến trúc, tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh thì được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.
(3)       Giấy ủy quyền nếu người nộp đơn là người được ủy quyền.
(4)       Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
(5)       Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
(6)       Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
           Các tài liệu (3),(4),(5),(6) nếu làm bằng tiếng nước ngòai thì phải được dịch ra tiếng Việt.
 
Lưu ý: Yêu cầu đối với đơn đăng ký quyền tác giả:
-          Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một Giấy chứng nhận;
-          Các thông tin khai trong Tờ khai và hồ sơ kèm theo phải thống nhất, phù hợp với nhau;
-          Tờ khai và hồ sơ kèm theo phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ bằng hình thức đánh máy hoặc viết bằng mực khó phai, không tẩy xoá, không sửa chữa;
 
3.        Thời hạn:
 
           Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
 
4.        Nơi tiếp nhận đăng ký:
 
-          Bộ phận đăng ký, Phòng Quản lý Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật,
           Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật
           Ngõ 151 Hoàng Hoa Thám, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
(Chi tiết xin liên hệ Mrs. Hà hoặc Mrs. Minh, ĐT 04.8 433.988, máy lẻ 201).
-          Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật tại TP. Hồ Chí Minh
7 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 08.8234132
-          Sở Văn hóa – Thông tincác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật.
 
5.        Giá trị của Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
 
Thứ nhất, tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
 
Thứ hai, thông tin liên quan đến đăng ký quyền tác giả được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan; công bố trên Công báo về quyền tác giả; công khai trên “Niên giám đăng ký quyền tác giả Việt Nam” hằng năm; và đưa lên trang website quyền tác giả Việt Nam.
 
Thứ ba, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được coi là bằng chứng về quyền tác giả đối với tác phẩm, tạo thuận tiện trong việc khai thác, sử dụng tác phẩm, chuyển quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền tác giả, đặc biệt khi có tranh chấp.
 
6.        Hiệu lực:
 
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có hiệu lực trên tòan lãnh thổ Việt Nam.
 
______________________________
[Trở về]

Các tin khác:
Một số vấn đề cơ bản về hợp đồng (24-09-2007)
Đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp mới (14-09-2007)
Bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam (14-09-2007)
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (14-09-2007)
 
Chủ điểm
 » Giảm, giãn thời hạn nộp Thuê thu nhập doanh nghiệp năm 2009

 » Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007

 » Quy định mới về lương tối thiểu tại doanh nghiệp

Bản tin pháp lý
 » Bản tin pháp lý Tháng 9/ 2010

 » Bản tin pháp lý Tháng 8/ 2010

 » Bản tin pháp lý Tháng 7/ 2010

Câu hỏi thường gặp
 » Phương thức tính phí dịch vụ/ phí tư vấn

 » Yêu cầu tư vấn pháp lý

 » Yêu cầu cung cấp văn bản pháp lý tiếng Anh