Tiếng Việt | English
Trang chủ | Dịch vụ chính | Cập nhật pháp lý | Tư vấn trực tuyến | Khách hàng | Liên hệ
   Trang chủ
   Dich vụ chính
   Cập nhật pháp lý
   Tư vấn trực tuyến
   Khách hàng
   Liên hệ
   更 新 法 理
 
 

Tư vấn bất động sản | Môi giới thương mại và đầu tư | Tư vấn ngoại thương, hải quan và xuất nhập khẩu | Tư vấn quyền sở hữu trí tuệ | Tư vấn hợp đồng | Luật sư doanh nghiệp và cá nhân | Tư vấn lao động và tuyển dụng | Tư vấn đầu tư và doanh nghiệp | Điều tra, nghiên cứu thị trường | Tư vấn thuế, tài chính, kế toán và kiểm toán
 
Bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam
Làm thế nào để đăng ký và bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam?

ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM

---

 

1. Khái quát về NHHH theo pháp luật Việt Nam:

1.1 Các văn bản pháp lý chủ yếu về bảo hộ NHHH tại Việt Nam:

1.2 Các điều ước quốc tế:

1.3 Khái niệm NHHH:

1.4 Thời hạn và hình thức bảo hộ:

1.5 Quyền của chủ sở hữu NHHH:

 

2. Thủ tục đăng ký và bảo hộ NHHH tại Việt Nam:

2.1 Đăng ký NHHH tại Việt Nam:

2.2 Giải quyết vi phạm độc quyền NHHH:

 

ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

TẠI VIỆT NAM

---

 

Cùng với việc phát triển của đầu tư và thương mại, các đối tượng sở hữu trí tuệ, đặc biệt là nhãn hiệu hàng hóa (“NHHH”), đã và đang giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Một thực tế là, các NHHH hiện không đơn thuần mang ý nghĩa chỉ hàng hóa hay dịch vụ mà nó được gắn trên đó mà còn thể hiện uy tín của doanh nghiệp sản xuất hay cung cấp các hàng hóa hay dịch vụ đó. Vì vậy, trong giai đoạn chuyển tiếp từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay, việc xây dựng và phát triển thương hiệu (NHHH) và bảo hộ sự toàn vẹn của thương hiệu giữ một vai trò vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm và đầu tư đặc biệt của mọi doanh nghiệp.

 

1. Khái quát về NHHH theo pháp luật Việt Nam:


1.1 Các văn bản pháp lý chủ yếu về bảo hộ NHHH tại Việt Nam:


Có nhiều quy định liên quan đến việc bảo hộ NHHH tại Việt Nam. Tuy nhiên, có thể liệt kê một số những văn bản chủ yếu như sau:

 

- Bộ luật dân sự được thông qua vào ngày 28/10/1995;

- Nghị định 63-CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ hứng dẫn thi hành các quy định về quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật dân sự (được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ);

- Thông tư 3055-TT/SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường (nay là Bộ khoa học và công nghệ) hướng dẫn thi hành Nghị định 63-CP.

Trở về


1.2 Các điều ước quốc tế:


Theo Bộ luật dân sự, các quy định tại các điều ước quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có tranh chấp với các quy định của pháp luật Việt Nam. Hiện tại, liên quan đến NHHH, Việt Nam đã tham gia với tư cách là một thành viên của hai điều ước quốc tế quan trọng sau:

 

- Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Một trong những nguyên tắc quan trọng của Công ước Paris là nguyên tắc “Đối xử bình đẳng”;

- Thỏa ước Madrid về đăng ký NHHH quốc tế quy định trình tự thủ tục nộp đơn đăng ký bảo hộ NHHH tại các quốc gia thành viên. Theo Thỏa ước Madrid, người nộp đơn có thể nộp đơn (có thể tại Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO) để đăng ký bảo hộ NHHH của mình tại tất cả các quốc gia thành viên.

Trở về


1.3 Khái niệm NHHH:


Theo quy định của Bộ luật dân sự của Việt Nam, "NHHH" được hiểu là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hay dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất hay cung cấp dịch vụ khác nhau. NHHH có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc tập hợp của các yếu tố trên được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

 

Tuy nhiên, những dấu hiệu không có khả năng phân biệt như: các hình và hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm như một từ ngữ; chữ nước ngoài thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, tên riêng sẽ không được chấp nhận cho đăng ký như một NHHH. Dấu hiệu có tính chất quy ước, tên hoặc nhân vật anh hùng, quốc kỳ hoặc quốc huy cũng không được bảo hộ. Cac dấu hiệu có tính chất mô tả chất lượng hoặc các tính khác của hàng hóa, dịch vụ cũng bị xem là các yếu tố loại trừ và không được bảo hộ. Các dấu hiệu được xem tương tự hoặc gây nhầm lẫn với NHHH, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, tên gọi xuất sứ hàng hóa của người khác đã được đăng ký bảo hộ trước đó cũng không được bảo hộ tại Việt Nam.

Trở về


1.4 Thời hạn và hình thức bảo hộ:


NHHH được bảo hộ tại Việt Nam dưới hình thức Giấy chứng nhận đăng ký NHHH do Cục Sở Hữu Trí Tuệ của Việt Nam ("NOIP") cấp, có hiệu lực kể từ ngày cấp. Thời hạn bảo hộ NHHH là 10 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể gia hạn liên tiếp mỗi lần 10 năm.

Trở về


1.5 Quyền của chủ sở hữu NHHH:


Chủ sở hữu NHHH được độc quyền sử dụng NHHH và chuyển nhượng/ chuyển giao quyền sở hữu/ quyền sử dụng NHHH cho người khác. Chủ sở hữu NHHH cũng có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nưóc có thẩm quyền buộc các tổ chức cá nhân khác có hành vi vi phạm đối với NHHH chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Trở về


2. Thủ tục đăng ký và bảo hộ NHHH tại Việt Nam:


2.1 Đăng ký NHHH tại Việt Nam:


Nhìn chung, tổ chức cá nhân nước ngoài có thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp có thể nộp đơn đến NOIP hoặc nộp đơn quốc tế cho WIPO (có chỉ định Việt Nam) để đăng ký bảo hộ NHHH của mình tại Việt Nam.

 

Trong trường hợp đơn được nộp cho NOIP tại Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài cần chú ý một số vấn đề như sau:

 

(i) Các tài liệu cần chuẩn bị:

 

- Tờ khai yêu cầu đăng ký NHHH (theo mẫu của NOIP);

- 15 mẫu NHHH đăng ký (kích thước không quá 8 x 8cm);

- Danh mục hàng hóa/ dịch vụ sử dụng NHHH đăng ký;

- Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp (“Đại diện SHCN”), nếu có.

 

(ii) Thời gian đăng ký: Hồ sơ đăng ký bảo hộ NHHH sẽ được xem xét qua hai giai đoạn với tổng thời gian theo quy định là 12 tháng kể từ ngày nộp đơn, trong đó: 03 tháng cho việc xét nghiệm hình thức và 09 tháng cho việc xét nghiệm nội dung và cấp Giấy Chứng nhận đăng ký NHHH.

 

(iii) Phí đăng ký: Khi nộp đơn đăng ký bảo hộ NHHH, người nộp đơn phải thanh toán lệ phí đăng ký NHHH cho NOIP. Ngoài ra, nếu nguời nộp đơn thực hiện việc nộp đơn thông qua Đại diện SHCN, người nộp đơn còn phải thanh toán phí dịch vụ cho Đại diện SHCN.

 

(iv) Trình tự đăng ký bảo hộ NHHH:

 

* Nộp đơn

 

Þ Xét nghiệm hình thức (khoảng 03 tháng kể từ ngày nộp đơn cho đến khi nhận được Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ)

 

Þ Xét nghiệm nội dung (khoảng 09 kể từ ngày nhận được Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ cho đến khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký NHHH)

 

Þ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký NHHH

Trở về


2.2 Giải quyết vi phạm độc quyền NHHH:


Thực tế cho thấy tình trạng vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp hiện đang gia tăng rất đáng lo ngại, trong đó phần lớn là các vi phạm đối với NHHH đối với các loại hàng hóa như: nước giải khát, mỹ phẩm, dược phẩm… Điều này giải thích tại sao vấn đề giải quyết vi phạm đối với NHHH hiện nay là vô cùng cấp thiết.

 

(i) Khái quát về các hành vi vi phạm đối với NHHH:

 

Các hành vi sau đây, nếu chưa được chủ sở hữu NHHH chấp thuận trước, sẽ được xem là hành vi vi phạm đối với NHHH của chủ sở hữu NHHH:

 

- Sử dụng NHHH trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện cung cấp dịch vụ, tài liệu giao dịch trong kinh doanh;

- Lưu thông, bán, quảng cáo để bán, lưu kho hàng hóa có sử dụng NHHH; hoặc

- Nhập khẩu hàng hóa có sử dụng NHHH để kinh doanh.

 

(ii) Vai trò của Cục sở hữu trí tuệ ("NOIP"):

 

Nhìn chung, có nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tòa án nhân dân, UBND, cơ quan cảnh sát kinh tế, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan hải quan, thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ…) có thẩm quyền tham gia giải quyết vi phạm đối với NHHH. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp NOIP – cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng.

 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, NOIP sẽ không trực tiếp xử lý các vi phạm đối với NHHH, trách nhiệm thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bước đầu tiên để giải quyết vi phạm đối với NHHH là phản ánh sự việc vi phạm lên NOIP và yêu cầu giải quyết. Trong trường hợp này, NOIP trước hết sẽ xem xét và nếu thực tế có vi phạm, NOIP sẽ: (1) thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về kết luận của NOIP đối với hành vi vi phạm; và (2) đề nghị bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm. Như vậy, mặc dù văn bản của NOIP không có tính chất cưỡng chế cao đối với bên vi phạm, nhưng điều này hết sức quan trọng và cần thiết để tiến hành các công việc tiếp theo:

 

- Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để chủ sở hữu NHHH yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và, trong trường hợp cần thiết, yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bao gồm: các cơ quan hành chính nhà nước và tòa án) tham gia giải quyết vụ việc;

 

- Đây là một hình thức khuyến cáo bên vi phạm và nếu bên vi phạm tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm, đây sẽ được xem là một tình tiết tăng nặng khi vụ việc được giải quyết theo các thủ tục sau này.

 

(iii) Giải quyết vi phạm đối với NHHH:

 

Trong trường hợp phát sinh hành vi vi phạm đối với NHHH, chủ sở hữu NHH có thể hoặc khởi kiện bên vi phạm ra tòa án có thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND, cơ quan cảnh sát kinh tế, cơ quan quản lý thị trưuờng, cơ quan hải quan, thanh tra chuyên ngành khoa học công nghệ) giải quyết. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nên giải quyết vi phạm độc quyền đối với NHHH qua thương lượng hòa giải (có thể do Đại diện SHCN là trung gian hỏa giải). Việc yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước hoặc tòa án có thẩm quyền giải quyết chỉ là những giải pháp sau cùng khi việc giải quyết qua thương lượng hòa giải không đạt kết quả.

 

Nhìn chung, hiện vi phạm độc quyền đối với NHHH tại Việt Nam có thể bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:

 

- Biện pháp hành chính: Biện pháp hành chính là một trong những biện pháp xử lý chính buộc bên vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm đối với NHHH. Phạt hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước áp dụng theo đó bên vi phạm có thể bị phạt tiền từ 5 đến tối đa 100 triệu Đồng. Ngoài ra, bên vi phạm còn có thể bị áp dụng một số chế tài bổ sung như: rút giấy phép kinh doanh; tịch thu hàng hóa vi phạm; tiêu hủy hàng hóa hoặc bộ phận hàng hóa có chứa yêu tố vi phạm; bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu NHHH...;

- Biện pháp dân sự: Biện pháp dân sự do tòa án áp dụng theo đó bên vi phạm buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm đối với NHHH. Ngoài ra, theo yêu cầu của chủ sở hữu NHHH, bên vi phạm cũng có thể phải chị một số nghĩa vụ khác như: xin lỗi hoặc cải chính công khai; bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu NHHH...;

- Biện pháp hình sự: Biện pháp hình sự có thể được áp dụng đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, người thực hiện hành vi vi phạm đối với NHHH, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền đến 200 triệu Đồng hoặc bị phạt tù đến 3 năm.

 

 

[Trở về]

Các tin khác:
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (14-09-2007)
 
Chủ điểm
 » Giảm, giãn thời hạn nộp Thuê thu nhập doanh nghiệp năm 2009

 » Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007

 » Quy định mới về lương tối thiểu tại doanh nghiệp

Bản tin pháp lý
 » Bản tin pháp lý Tháng 9/ 2010

 » Bản tin pháp lý Tháng 8/ 2010

 » Bản tin pháp lý Tháng 7/ 2010

Câu hỏi thường gặp
 » Phương thức tính phí dịch vụ/ phí tư vấn

 » Yêu cầu tư vấn pháp lý

 » Yêu cầu cung cấp văn bản pháp lý tiếng Anh